Bộ
Thông tin và Truyền thông vừa ban hành Hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương về
việc triển khai thực hiện Quyết định số 1079/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án truyền
thông về quyền con người ở Việt Nam.
Theo
đó, để triển khai thực hiện thống nhất Quyết định 1079/QĐ-TTg, các bộ, ngành, địa
phương phối hợp triển khai đồng bộ các giải pháp cụ thể:
Tuyên truyền, phổ biến Quyết định 1079/QĐ-TTg
và thông tin phục vụ việc triển khai Đề án, trong đó Bộ TT&TT có trách nhiệm chủ trì, phối hợp bộ, ban, ngành liên quan và
các cơ quan báo chí, xuất bản tổ chức quán triệt, phổ biến, tuyên truyền Quyết
định 1079/QĐ-TTg; chỉ đạo, định hướng các cơ quan thông tấn báo chí nâng cao hiệu
quả công tác truyền thông về quyền con người; phản bác các luận điệu lợi dụng vấn
đề quyền con người để xuyên tạc tình hình nhân quyền Việt Nam. Ủy ban nhân dân
các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức phổ biến nội dung Quyết định 1079/QĐ-TTg
tới các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức thuộc phạm vi quản lý bằng hình thức
phù hợp; tuyên truyền, phổ biến các nhiệm vụ tại Đề án trong hoạt động thông
tin đối ngoại tại địa phương.
Hoàn thiện cơ
chế, hệ thống văn bản hướng dẫn quản lý Đề án thông qua việc xây dựng
văn bản hướng dẫn thực hiện Đề án; xây dựng và thực hiện cơ chế liên ngành
trong chỉ đạo, triển khai kế hoạch truyền thông, thông tin đối ngoại về công
tác quyền con người; xây dựng văn bản quy định chế độ lưu trữ sản phẩm truyền
thông sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp cho các nhiệm vụ thuộc Quyết định
1079/QĐ-TTg; nghiên cứu xây dựng kỹ thuật, quy trình khai thác, chia sẻ dữ liệu
từ cơ sở dữ liệu truyền thông về quyền con người...
Tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng truyền thông về quyền con người cho các lực lượng truyền thông cho cán bộ của các bộ, ngành. Riêng UBND các tỉnh, thành phố chủ động
phối hợp Bộ TTTT, Bộ Công an triển khai Hội nghị cung cấp thông tin cho báo chí
về công tác quyền con người định kỳ hằng tháng; tổ chức các lớp tập huấn, bồi
dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ truyền thông về quyền con người cho các lực
lượng tham gia công tác thông tin đối ngoại trên địa bàn tỉnh, thành phố, ưu tiên phóng viên, biên tập viên
báo chí, xuất bản; các lực lượng làm công tác nhân quyền, truyền thông các cấp,
nhất là cấp địa phương, cơ sở; đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền
viên pháp luật; tuyên truyền viên là cán bộ các tổ chức đoàn thể.
Tổ chức sản xuất, đăng phát các sản phẩm truyền thông về quyền con người bằng tiếng Việt và bằng tiếng nước ngoài, trong
đó ưu tiên các ấn phẩm xuất bản về quyền con người; phóng sự phát thanh, kịch truyền thanh, tiểu phẩm,
video; triển lãm tranh, ảnh tư liệu, tranh cổ động về quyền con người....
Bên cạnh đó, các bộ, ngành, địa phương cần đẩy mạnh chương trình Hợp tác quốc tế, thông tin đối ngoại về quyền con người; tổ chức các giải thưởng truyền thông về quyền con người và thực hiện chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ mới
trong các hoạt động truyền thông về quyền con người ...
Theo chức
năng, nhiệm vụ được phân công, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp các cơ
quan, đơn vị, địa phương tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện Quyết định số
1079/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án truyền thông về quyền con người ở Việt Nam trên
địa bàn tỉnh
T.H