• image01
  • image01

Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Lỗ hổng bảo mật ảnh hưởng cao và nghiêm trọng trong các sản phẩm Microsoft công bố tháng 11/2022

Ng​ày 11/11/2022 Cục An toàn thông tin có văn bản 1824/CATTT-NCSC về việc lỗ hổng bảo mật ảnh hưởng cao và nghiêm trọng trong các sản phẩm Microsoft công bố tháng 11/2022. Theo đó, ngày 08/11/2022, Microsoft đã phát hành danh sách bản vá tháng 11 với 64 lỗ hổng bảo mật trong các sản phẩm của mình. Bản phát hành tháng này đặc biệt đáng chú ý các lỗ hổng bảo mật có mức ảnh hưởng cao và nghiêm trọng sau:

06 lỗ hổng bảo mật CVE-2022-41082, CVE-2022-41040, CVE-2022-41080, CVE-2022-41079, CVE-2022-41078, CVE-2022-41123 trong Microsoft Exchange Server cho phép đối tượng tấn công thực thi mã từ xa, nâng cao đặc quyền. Trong đó, 02 lỗ hổng CVE-2022-41082, CVE-2022-41040 đã được cảnh báo tại văn bản số 1484/CATTT-VNCERT/CC về việc cảnh báo lỗ hổng bảo mật zero-day ảnh hưởng nghiêm trọng đến Microsoft Exchange phát hành ngày 30/9/2022.

02 lỗ hổng bảo mật CVE-2022-41128, CVE-2022-41118 trong Windows Scripting Languages cho phép đối tượng tấn công thực thi mã từ xa. Lỗ hổng này đang bị khai thác trong thực tế.

Lỗ hổng bảo mật CVE-2022-41091 trong Windows Mark of the Web cho phép đối tượng tấn công thực hiện tấn công vượt qua cơ chế bảo mật.

Lỗ hổng bảo mật CVE-2022-41073 trong Windows Print Spooler cho phép đối tượng tấn công thực hiện tấn công nâng cao đặc quyền.

Lỗ hổng bảo mật CVE-2022-41125 trong Windows CNG Key Insolation Service cho phép đối tượng tấn công thực hiện tấn công nâng cao đặc quyền.

03 lỗ hổng bảo mật CVE-2022-41044, CVE-2022-41088, CVE-2022-41039 trong Windows Point-to-Point cho phép đối tượng tấn công thực thi mã từ xa.

04 lỗ hổng bảo mật CVE-2022-41105, CVE-2022-41106, CVE-2022-41063, CVE-2022-41104 trong Microsoft Excel cho phép đối tượng tấn công thực thi mã từ xa, tấn công giả mạo (Spoofing), thực hiện tấn công vượt qua cơ chế bảo mật.

Thông tin chi tiết các lỗ hổng bảo mật có tại phụ lục kèm theo.

Để tăng cường đảm bảo an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh, góp phần bảo đảm an toàn cho không gian mạng Việt Nam, ngày 17/11/2022, Sở Thông tin và Truyền thông có văn bản số 3101/STTTT-CNTTVT khuyến nghị Quý đơn vị thực hiện một số nội dung sau:

1. Kiểm tra, rà soát, xác định máy sử dụng hệ điều hành Windows có khả năng bị ảnh hưởng. Thực hiện cập nhật bản vá kịp thời để tránh nguy cơ bị tấn công (tham khảo thông tin tại phụ lục kèm theo).

2. Tăng cường giám sát và sẵn sàng phương án xử lý khi phát hiện có dấu hiệu bị khai thác, tấn công mạng; đồng thời thường xuyên theo dõi kênh cảnh báo của các cơ quan chức năng và các tổ chức lớn về an toàn thông tin để phát hiện kịp thời các nguy cơ tấn công mạng.


Tải hướng dẫn tại đây: STTTT3101_microsoftthang11.2022 (CATTT1824).pdfSTTTT3101_microsoftthang11.2022 (CATTT1824).pdfSTTTT_microsoftthang11.2022 (CATTT1824).docxSTTTT_microsoftthang11.2022 (CATTT1824).docx

TV​T.

Các tin khác

Liên kết webiste

Số điện thoại đặc biệt

Tên chức năngSố Điện thoại
Công an113
Cứu hỏa114
Cấp cứu y tế115
Giải đáp số ĐT nội hạt116
Đăng ký đàm thoại quốc tế110
Gọi tự động đi quốc tế00
Gọi tự động đi liên tỉnh0

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TỈNH ĐỒNG NAI
Chịu trách nhiệm chính: Ông Tạ Quang Trường - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông
Địa chỉ: Số 01, đường 30/4, phường Thanh Bình, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 0251. 3827070 - 0251. 3824841 - Fax: 0251. 3827071 - Email: stttt@dongnai.gov.vn
Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai