Ngày 18/01/2018, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số
20-CT/TW về tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn
tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng”; qua 5 năm triển khai, công tác nghiên
cứu, biên soạn tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng trên địa bàn tỉnh đã đạt
được những kết quả đáng ghi nhận.
Ngay
sau khi Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 18/01/2018,
Ban cán sự Đảng UBND tỉnh đã ban hành các kế hoạch, văn bản, hướng dẫn triển
khai thực hiện công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng
trên địa bàn tỉnh. Đồng thời chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục lịch
sử truyền thống, góp phần giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào về
truyền thống quên hương Đồng Nai anh hùng, cổ vũ các tầng lớp Nhân dân ra sức
thi đua phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Qua đó
giúp nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền và Nhân dân về vị trí,
vai trò của công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng,
lịch sử truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và Nhân dân địa phương.
Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh có 91 công trình lịch sử được tổ
chức nghiên cứu, biên soạn, xuất bản. Trong đó, 10/11 huyện, thành phố đã xuất
bản lịch sử đảng bộ địa phương; 81/170 xã, phường, thị trấn đã xuất bản lịch sử
đảng bộ hoặc lịch sử truyền thống cách mạng, tuyên dương anh hùng lực lượng vũ
trang nhân dân…

Lịch sử Đảng bộ huyện Xuân Lộc (2005-2020) một trong 10 công trình lịch sử Đảng bộ cấp huyện được biên soạn và xuất bản năm 2020
Đáng
ghi nhận, đối với đơn vị cấp huyện, có đến 06/11 huyện đã hoàn thành 100% công
trình lịch sử Đảng bộ cấp xã như Long Thành, Xuân Lộc, Vĩnh Cửu, Trảng Bom, Tân
Phú, Định Quán; 05 địa phương còn lại gồm Biên Hòa, Long Khánh, Nhơn Trạch, Cẩm
Mỹ, Thống Nhất đã hoàn thành trên 50% khối lượng hoặc đang tổ chức thu thập
thông tin, tư liệu, phấn đấu đến 2025 trên địa bàn tỉnh hoàn thành 100% công
trình lịch sử Đảng bộ cấp xã.
Ngoài
việc đảm bảo số lượng, chỉ tiêu; việc thực hiện công trình lịch sử Đảng, lịch sử
truyền thống đảm bảo nội dung và chất lượng. Các đề tài lịch sử truyền thống, lịch
sử Đảng của các cơ quan, đơn vị địa phương trước khi xuất bản đã được Sở Thông
tin và Truyền thông và Nhà Xuất bản thẩm định, cấp phép. Công tác thẩm định, cấp
phép được thực hiện đúng quy trình và đảm bảo các quy định của Luật Xuất bản.
Các
tư liệu lịch sử truyền thống và lịch sử Đảng bộ các địa phương sau khi xuất bản
được lưu trữ đúng quy định và trưng bày tại tủ sách pháp luật; bộ phận Một cửa
và phòng đọc truyền thống nhằm phục vụ nhu cầu tìm hiểu truyền thống lịch sử của
cán bộ, Đảng viên và Nhân dân.
Có
thể nói rằng, sau 5 năm triển khai thực
hiện Chỉ thị số 20-CT/TW, công tác nghiên cứu, biên soạn tuyên truyền, giáo dục
lịch sử Đảng” trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, góp
phần giáo dục truyền
thống cách mạng, bồi đắp lòng yêu nước cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất
là thế hệ trẻ; kịp thời đấu tranh, phản bác những quan điểm sai trái, luận điệu
xuyên tạc phản động của các thế lực thù địch phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng
và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng
của Đảng theo tinh thần Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trí (khóa XII).
T.H