Năm 2021, tỉnh Đồng Nai nằm trong nhóm 10 địa phương dẫn đầu về chuyển đổi số trong cả nước đã cho thấy những nỗ lực của tỉnh trong tiến trình chuyển đổi số.
Tỉnh đã xác định chuyển đổi số là một cuộc cách mạng về chính sách và thể chế nhiều hơn là một cuộc cách mạng về công nghệ, để tạo cơ chế, chính sách thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của tỉnh, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 28/3/2022 về chuyển đổi số tỉnh Đồng Nai đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030. Trên cơ sở đó, tỉnh đã ban hành 06 Quyết định, 10 kế hoạch; các văn bản, chương trình, đề án,…để có cơ sở thực hiện thúc đẩy phát triển Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số, Kinh tế số, Xã hội số và Đô thị thông minh.
UBND tỉnh đã ban hành Quyết định đổi tên và kiện toàn Ban Chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Đồng Nai thành Ban Chỉ đạo về Chuyển đổi số tỉnh Đồng Nai; ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo về Chuyển đổi số tỉnh; thành lập Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo về Chuyển đổi số tỉnh Đồng Nai; quyết định Ngày Chuyển đổi số tỉnh Đồng Nai (ngày 10.10 hàng năm). Thành lập 1.000 Tổ công nghệ số cộng đồng với 6.411 thành viên tại 11/11 huyện, thành phố. Đến nay, 7.402 thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng được tập huấn kiến thức kỹ năng số nhằm triển khai có hiệu quả nhiệm vụ đưa công nghệ số sẽ “đi từng ngõ, gõ từng nhà, hướng dẫn từng người dân”; Bên cạnh đó, thông qua Nền tảng mở đại trà của Bộ TT&TT “https://onetouch.mic.gov.vn” đã triển khai tập huấn cho 12 cán bộ chuyên trách về chuyển đổi số; triển khai tập huấn cho 894 người là cán bộ, công chức thuộc UBND các xã/phường; Thông qua Nền tảng mở đại trà của Bộ TT&TT, đã triển khai tập huấn cho 12 cán bộ chuyên trách về chuyển đổi số; triển khai tập huấn cho 894 người là cán bộ, công chức thuộc UBND các xã/phường từ ngày 09/9/2022 đến ngày 15/10/2022.
Toàn tỉnh có 8 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet với khoảng 3.520 trạm thu phát sóng thông tin di động 3G/4G/5G phủ sóng đến 100% khu dân cư, thôn/khu phố của các xã, phường; hạ tầng Internet băng thông rộng cũng được phủ tới 100% cấp huyện và cấp xã trên địa bàn tỉnh, tổng số thuê bao di động năm 2022, ước khoảng đạt 3.956.000 thuê bao. Hạ tầng viễn thông cố định băng thông rộng cáp quang đã được thiết lập đến 100% các ấp, tổ dân phố thuộc các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Hiện trên địa bàn tỉnh có 29 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính với 370 điểm phục vụ bưu chính.
Với quan điểm Nền tảng số là giải pháp đột phá để thúc đẩy chuyển đổi số, tỉnh Đồng Nai đã xây dựng và đưa vào sử dụng nhiều nền tảng số khác nhau, để từng bước chuyển các hoạt động của cơ quan chính quyền, người dân và doanh nghiệp lên môi trường số, góp phần thúc đẩy phát triển 3 trụ cột chính là Chính quyền số - Xã hội số và Kinh tế số. Trong đó, có 6 nền tảng số tỉnh triển khai theo yêu cầu, hướng dẫn của Bộ TT&TT gồm: Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu nội bộ tỉnh (LGSP); Nền tảng Cổng Dịch vụ công; Nền tảng Hệ thống thông tin báo cáo; Nền tảng Hệ thống quản lý văn bản; Nền tảng Hệ thống Một cửa điện tử; Nền tảng họp trực tuyến; ngoài ra tỉnh đã triển khai các nền tảng chuyên ngành khác như: Nền tảng Hệ thống thông tin, quản lý và điều hành vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt; Nền tảng quản lý hệ thống camera giám sát điều hành giao thông; Nền tảng Hệ thống camera giám sát các Cảng, bến thủy nội địa đang hoạt động trên địa bàn tỉnh; Nền tảng quản lý cán bộ, công chức; Nền tảng Công nghệ số bản đồ (GIS),… Triển khai thí điểm 03 Trung tâm giám sát điều hành gồm: Trung tâm giám sát điều hành thông minh tỉnh Đồng Nai, Trung tâm điều hành thông minh thành phố Biên Hòa và Trung tâm điều hành thông minh thành phố Long Khánh, Trung tâm giám sát điều hành cơ bản hoàn thành một số dịch vụ, chức năng gồm: dịch vụ phản ánh hiện trường; dịch vụ giám sát, điều hành giao thông; dịch vụ giám sát thông tin trên môi trường mạng; dịch vụ giám sát an toàn thông tin; giám sát dịch vụ y tế, giáo dục, tài nguyên môi trường,... Hiện đang tiếp tục bổ sung các dịch vụ tiện ích khác.
Bên cạnh đó, tỉnh Đồng Nai xác định việc cung cấp dịch vụ phải theo hướng tích hợp với các dịch vụ dữ liệu, ứng dụng được cung cấp từ bộ, ngành Trung ương, để hạn chế thấp nhất việc phải sử dụng nhiều ứng dụng cùng lúc, cũng như phải khai báo lại nhiều thông tin khác nhau cho người sử dụng. Tỉnh đã hành Danh mục cơ sở dữ liệu dùng chung tỉnh Đồng Nai tại Quyết định số 901/QĐ-UBND ngày 13/4/2022. Thực hiện liên thông, chia sẻ thông tin dữ liệu đất đai với ngành Thuế để luân chuyển xác định nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất trên môi trường điện tử; liên thông, chia sẻ thông tin dữ liệu đất đai với ngành Tư pháp để xác thực thông tin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản trên đất khi thực hiện các giao dịch về đất đai; chia sẻ thông tin dữ liệu đất đai với phòng Quản lý đô thị Thành phố Biên Hòa trong việc cung cấp thông tin quy hoạch xây dựng; Phòng Quản lý đô thị huyện Long Thành trong việc quản lý cấp số nhà…;chia sẻ dữ liệu quan trắc môi trường tự động cho IOC Thành phố BiênHòa, IOC Thành phố Long Khánh; cung cấp thông tin đất đai cho nhân dân thông qua ứng dụng DNAI.LIS trên nền tảng moblie giúp các cá nhân và tổ chức có thể truy cập khai thác thôngtin thuận lợi, nhanh chóng, mọi lúc mọi nơi, tiết kiệm và hiệu quả; kết nối, chia sẻ, khai thác thông tin CSDL quốc gia về dân cư thực hiện theo Đề án 06.
Triển khai ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt trong thanh toán viện phí tại cơ sở y tế gồm: Triển khai sử dụng thẻ One Card tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai (thẻ One Card có tích hợp thông tin cá nhân bệnh nhân và mã số BHYT, tích hợp chức năng thanh toán); Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc phối hợp với các Ngân hàng triển khai thanh toán qua máy POS tại phòng bệnh và qua các ví điện tử; 100% doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử và kê khai thuế điện tử đạt 99% so với tổng lượt hồ sơ khai thuế đã nộp; thực hiện nộp thuế điện tử đạt 99,72%; thực hiện hoàn thuế điện tử đạt 100% hồ sơ hoàn thuế GTGT xuất khẩu và đầu tư.
Tỉnh đã triển khai sử dụng hóa đơn điện tử đến 100% doanh nghiệp trên địa bàn; đã triển khai kê khai thuế điện tử đạt 100% so với tổng lượt hồ sơ khai thuế đã nộp; thực hiện nộp thuế điện tử đạt 99,72%; thực hiện hoàn thuế điện tử đạt 100% hồ sơ hoàn thuế GTGT xuất khẩu và đầu tư. Bên cạnh đó, thương mại điện tử trên địa bàn tiếp tục được đẩy mạnh. Hiện tại đã đưa 288 sản phẩm lên sàn trên Sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Đồng Nai và 1.095 sản phẩm lên sàn thương mại điện tử Vỏ sò và Postmart.
Tỉnh Đồng Nai đã xác định mục tiêu đến năm 2025, Đồng Nai nằm trong nhóm 10 địa phương dẫn đầu về chuyển đổi số trong cả nước. Để triển khai chuyển đổi số thành công, cần có nhiều chính sách, trong đó chính sách tham gia của người dân, cộng đồng doanh nghiệp đóng vai trò quyết định. Năm 2023, tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế chính sách về đẩy mạnh xây dựng, phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số và công tác ứng dụng Công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT, chuyển đổi số gắn liền với cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh trên địa bàn tỉnh; triển khai thực xây dựng nền tảng công nghệ; xây dựng hệ thống đảm bảo an toàn an ninh thông tin cho hệ thống mạng của các sở, ngành, địa phương; xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung, cơ sở dữ liệu mở của tỉnh; triển khai hiệu quả hoạt động các Tổ công nghệ số cộng đồng; hoàn thiện các Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh đáp ứng kết nối, chia sẽ, khai thác dữ liệu quốc gia về dân cư; thực hiện kết nối, tích hợp chia sẻ, dữ liệu quốc gia; đảm bảo kết nối, chia sẽ dữ liệu được thông suốt; thúc đẩy người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến hiệu quả; Tiếp tục duy trì đảm bảo an toàn thông tin mạng theo mô hình 4 lớp; thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh; triển khai kế hoạch hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử; triển khai chuyển đổi số cấp xã; tiếp tục bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng ứng dụng sử dụng CNTT cho cán bộ, công chức, người dân, tổ chức và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
T.M.A